Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Lý Do Sử Dụng Backlink Không Hiệu Quả

Có phải điều này đang xảy ra với bạn?

Bạn tạo ra rất nhiều links đến website và chờ đợi kết quả. Một tuần trôi qua... Không có gì xảy ra, rồi hai, ba tuần... thứ hạng từ khóa vẫn vậy. bạn mất cả tháng chờ đợi mà hông có gì thay đổi!

Hoặc thậm chí có thể tệ hơn, sau khi thực hiện chiến dịch đi links bạn thấy thứ hạng từ khóa biến mất khỏi bảng xếp hạng.

Nếu bạn đã từng ở trong tình trạng này, thì bạn đang đọc chính xác bài viết bàn về vấn đề này. Tôi sẽ làm rõ những quan niệm sai lầm và giúp bạn hiểu tại sao ta không thấy kết quả tích cực từ những nổ lực xây dựng liên kết hoặc từ các text link mà chúng ta mua.

Bài viết này không bàn về  cách xây dựng hay cách mua text link. Tôi sẽ giả định rằng bạn đang làm đúng và đã kiểm tra chất lượng nguồn backlink của bạn trước khi liên kết chúng tới website của mình.

Bài viết này sẽ bàn về những sai lầm trong các chiến dịch xây dựng liên kết và cũng sẽ thảo luận một vài vấn đề khác nhau thường xả ra và trong mỗi vấn đề sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn nên làm gì để xử lý nó.

Nếu đang làm việc tại đà nẵng, chúng ta có thể thảo luận trực tiếp với nhau hoặc bạn có thể điền thông tin về website của mình theo mẫu tại http://www.oanhviela.com/dich-vu-seo/da-nang/ Tôi sẵn sàng bỏ ra ít thời gian để tìm hiểu và giúp bạn tìm ra các vấn đề miễn phí.

Hiện Tượng 1: Vấn Đề Tối Ưu Onpage Sai

Thực trạng: thứ hạng từ khóa không thay đổi sau khi mua text link.

Đây là vấn đề tôi thường được hỏi rất nhiều khi tư vấn cho mọi người, để có thể SEO thành công cũng giống như chiến thắng một cuộc đua mà Onpage chính là chất lượng của chiếc xe của bạn khi tham gia. Backlink hay những liên kết là xăng để giúp nó vận động. Nếu bạn có một chiếc xe tồi thì đơn giản là nó không có khả năng để đi bất cứ đâu bất chấp bạn có đổ tràn các loại xăng chất lượng nhất thị trường cho nó.

Với những site tối ưu hóa onpage sai hoặc tối ưu hóa quá đà, tác động bạn thấy được từ các textlink là tối thiểu nếu có.

Đây là một kết quả rất điển hình mà bạn sẽ dễ dàng gặp phải nếu như đang thực hiện SEO cho một website có onpage tệ.

toi-uu-hoa-qua-da

 

Làm thế nào để xử lý một website bị tối ưu onpage quá đà?

Sữa vấn đề này khá dễ. Không như offsite SEO, sửa chữa các vấn đề Onsite rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay trên web của mình, tất cả bạn phải làm là tìm cho mình quy tắc tối ưu mới nhất và chính xác nhất ở thời điểm hiện tại.

Tôi đang viết một bài hướng dẫn tối ưu onsite và sẽ chia sẽ nó miễn phí trên blog oanh viela thông qua email, hãy chắc rằng bạn đã đăng ký subcribe blog này ở phía bên phải hoặc cuối bài viết để có thể nhận được các guide mới nhất. Tôi sẽ chia sẽ tất cả những gì mà mình biết, những gì trong guide được gửi đến bạn cũng là phương pháp onpage mà tôi đang áp dụng cho tất cả các trang web của mình. Tải về, áp dụng nó cho trang của bạn. Gửi liên kết tới chỉ mục google để bot có thể đánh giá lại trang và chờ đợi sự thay đổi.

Điều thú vị trong quá trình thay đổi On site SEO là ảnh hưởng của nó xảy ra một cách nhanh chóng, thông thường sẽ không quá một tuần hoặc ít hơn kể từ khi thực hiện thay đổi và trang được reindex.

Tôi biết điều này là khá hài hước khi khẳng định onsite và offsite lại có ảnh hưởng tới nhau khi mà chúng là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Tại sao tối ưu hóa trang Onpage lại hạn chế đi tác động từ các chiến dịch offsite? Bởi vì Google nói ràng là chúng có ảnh hưởng, tôi đã thấy nó ở khắp nơi, mọi người bàn về nó và cũng chính tôi đã trải nghiệm nó qua các dự án của mình.

Hiện tượng 2: Anchor Text Profile Sai Và Bị Làm Dụng Từ Khóa Quá Đà

Thực trạng: Thứ hạng từ khóa giảm sau khi mua text link.

Nếu điều này xảy ra nghĩa là tỷ lệ anchor text của trang mà bạn đang cố gắng xếp hạng là không đúng hoặc đã bị lạm dụng quá đà. Google sẽ không xếp hạng những website có tỷ lệ anchor text không tự nhiên, bạn đang làm sai và tiếp tục sai lầm khi tiếp tục gửi những liên kết có anchor text theo hướng sai lầm. Do đó mặc dù liên kết bạn gửi tới có chất lượng đến đâu đi nữa thì trang của bạn vẫn tiếp tục bị đánh giá thấp và giảm thứ hạng từ khóa.

offsite-ty-le-anchor-text-sai

Làm Thế Nào Để Sửa Một Trang Có Anchor Text Sai Tỷ Lệ?

Không hề có một tỷ lệ nào cụ thể áp dụng cho tất cả các webs, G thay đổi thuật toán toàn bộ thời gian, bạn cần có một chiến lược riêng cho mỗi niche riêng biệt,  Bạn cần phải áp dụng chiến lược một cách thông minh để làm các liên kết trỏ đến trang một cách tự nhiên nhất.

Bất cứ khi nào bạn thực hiện tìm kiếm về các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng, Google đã cho chúng ta thấy một cách chính xác những gì nó muốn từ những website hiển thị trên trang nhất cho từ khóa đó. Bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn những trang web có độ tin cậy lớn đang được xếp hạng cao trên trang đầu và xây dựng riêng cho mình một chiến lược riêng phù hợp với nó.

Cũng như các vấn đề khác, tôi thấy điều này này ở khắp mọi  nơi và đây là một vấn đề mọi người thường hay gặp phải nhất

khach-hang-can-toi-uu-tu-khoa

Hiện Tượng 3: Ảnh Hưởng Bởi Thuật Toán SandBox Và Ngẫu Nhiên, Bạn Đang Bị Lừa

Thực trạng: Thứ hạng từ khóa giảm sau khi mua text link, bị phạt, thứ hạng không phục hồi sau khi xóa bỏ text link đã mua trong thời gian thử thách do lo ngại backlink kém chất lượng.

Từ 2 năm trước, Google đã bắt đầu đưa ra một thuật toán ẩn nó chỉ là một thuật toán ngẫu nhiên để phát hiện ra những người đang thực hiện SEO để cố gắng xếp hạng những website phát triển không tự nhiên. Và những ai sẽ bị ảnh hưởng bởi thuật toán đó? Chính xác đó CHÍNH LÀ NHỮNG NGƯỜI NHƯ BẠN.

Để hiểu một cách đơn giản nhất, cách thức vận hành của thuật toán ẩn này là: Bạn đã làm một công việc nào đó như thêm backlink chất lượng tới website thì theo lẽ nó phải giúp bạn tăng thứ hạng từ khóa lên nhưng thay vì điều đó xảy ra Google sẽ khiến cho bạn một sự giảm thứ hạng từ khóa đó đột ngột trong một khoảng thời gian khá dài có thể lên tới cả tháng, G thực hiện điều này để thử thách sự kiên nhẫn của chúng ta và nếu bạn xóa bỏ các liên kết được tạo, để có thể bảo toàn thứ hạng, điều này chỉ có những SEOer mới làm trong khi các trang web được chia sẽ tự nhiên thì không. Các thay đổi có thể là: thay đổi anchortext, xóa link,... Nếu bạn thực hiện điều này, G sẽ dễ dàng biết những gì ta làm và bạn sẽ không phải bị giảm hạng trong một thời gian ngắn mà sẽ là dài hơn hoặc mãi mãi.

Làm Sao Giải Quyết?

Kiên nhẫn chờ đợi trong ít nhất 20 ngày kể từ khi chiến dịch hoàn thành, Nếu bạn nghi ngờ rằng kết quả bị giảm đi do chiến dịch đi backlink gần đây trong khi ranking đã ổn định trước đó, thì đừng vội đưa ra quyết định trong ít nhất 20 ngày, Lên lịch và tạm quên theo dõi nó đi.

Tiếp tục và giữ làm những gì bạn thường làm, bảo trì những liên kết hiện có, tiếp tục chia sẽ lên mạng xã hội,... Và đừng di chuyển các chiến dịch hay các hoạt động mà bạn nghĩ đã gây ra thự thay đổi tiêu cực đó.

Nếu thực sự đang bị ảnh hưởng bởi thuật toan ngẫu nhiên, và điều bạn đã làm là đúng, thì bạn là một SEOer giỏi và đây là phần thưởng cho sự kiên nhẫn đó:

thuat-toan-ngau-nhien

Tôi hy vọng bạn thích những gì tôi chia sẽ trên blog này.

Tôi còn muốn chia sẽ với bạn nhiều hơn nhưng nhận được rất nhiều lời chê bai tiêu cực khiến không muốn tiếp tục viết blog nữa, Nếu bạn nghĩ những thông tin này là hữu ích và muốn thảo luận thêm với tôi. Việc có tiếp tục blogging hay không phụ thuộc ở phản ứng từ các bạn, có ai đang theo dõi hay không? hãy cho tôi biết bằng cách:

  • Để lại comment bên dưới, hoặc trên các trang mạng xã hội: dể lại đánh giá của bạn để hoành chỉnh nội dung, đưa ra các ý kiến của các bạn để thảo luận,...
  • Đăng ký theo dõi blog:  Nếu tôi hủy bỏ blog này, sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với những người đã kết nối với tôi và đăng ký theo mẫu bên dưới là một trong những cách mà chúng ta kết nối với nhau.
  • Chia sẽ bài viết: càng nhiều người tham gia thảo luận thông tin càng chính xác hơn và là động lực để oanh viela tiếp tục duy trì blogging.

 

Nguồn bài viết: Lý Do Sử Dụng Backlink Không Hiệu Quả

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Phong ba bão táp không bằng Startup Việt Nam

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà khi bạn vỗ ngực tự xưng mình làm startup, là entrepreneur, là khởi nghiệp, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn tài giỏi, dũng cảm, có tầm nhìn, vân vân và mi vân.

Gần đây bỗng dưng có nhiều bạn hỏi tôi về kinh nghiệm làm startup, mà cụ thể hơn là tech startup. Tôi thấy vừa vui lại vừa bối rối. Trong trường hợp bạn chưa biết, tôi chỉ là một người vẽ và vô cùng low-tech. Anh em Nhộng vẫn hay trêu tôi những câu kiểu “Ớ thằng Khương biết xài smartphone chúng mày ạ”. Hỏi tôi về tech startup thì có lẽ bạn nên hỏi con thạch sùng trên trần nhà hay đối thoại với đầu gối, lắm khi thu thập được nhiều thứ vi diệu hơn.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ hết sức cá nhân về cái mà các bạn vẫn hay gọi là startup. Vì là quan điểm cá nhân nên chắc chắn sẽ khó nghe với nhiều người. Nếu thế, tôi xin lỗi, nhưng tôi chỉ nói từ những kinh nghiệm của mình. Tôi cũng chả phải là “tấm gương” để các bạn soi lông chân của mình, tôi vẫn đang vô cùng vật vã với đứa con mình đẻ ra, cho nên nghe hay không nghe những ý kiến của tôi, tất cả đều tuỳ thuộc vào sự xem xét của bạn.

Một điều tưởng chừng như cơ bản nhưng có rất nhiều bạn vẫn quên: nếu muốn làm startup, trước hết hãy tìm một chỗ ngứa, và gãi, gãi thật mạnh, thật sướng, kỳ hết ngứa thì thôi. Sẽ thật tào lao nếu bạn vỗ ngực tuyên bố “Tôi muốn tạo một thứ đánh bật Facebook khỏi Việt Nam”, “Tôi muốn có một search engine thay thế Google”, “Tôi muốn có một trang thương mại điện tử cho Amazon hửi bụi”. Này bạn, bạn đang đùa với tôi đấy ư? Những câu chuyện về startup mà các bạn thấy trên các trang tin công nghệ, khởi nghiệp này nọ là một bức tranh đèm đẹp nhưng không gì xa rời thực tế hơn chúng. Hãy tỉnh dậy và tìm chỗ ngứa của chính mình đi! Sau đó, hãy nghĩ cách gãi chỗ ngứa ấy, trước hết cho mình, và sau đó là cho người khác. Nếu người ta không ngứa, thì bạn gãi làm đếch gì? Điên à?

Đ*o ai quan tâm đến việc bạn là ai trừ khi họ đã dùng thử cái mà bạn tạo ra. Và ngay cả khi họ đã dùng rồi thì cũng đ*o có gì chắc là họ quan tâm. Nếu bạn bắt đầu với tư tưởng sẽ trở thành “cái tốt thứ nhì”, thì tôi nghĩ bạn khỏi làm cái gì hết cho mất thời gian. Hãy đặt mục tiêu trở thành cái tốt nhất, hoặc thậm chí cái tệ nhất, chứ đừng bao giờ lập lờ ở giữa. Ít ra như thế người ta sẽ nhắc đến bạn.

Tiền là tất cả? Xin lỗi bạn, càng nhiều tiền bạn sẽ càng loay hoay mà thôi. Não bạn sẽ ỷ lại vào tiền để giải quyết những vấn đề mà tiền không bao giờ giải quyết được. Và nếu bạn đang dùng tiền của quỹ đầu tư, của mạnh thường quân, hay của gia đình, thì lại càng nguy hiểm hơn nữa. Không gì giết chết một tổ chức mới thành lập nhanh hơn một nhà sáng lập tham lam.

Tiền chả là gì cả? Xin lỗi bạn. Hoặc là bạn hâm hoặc là bạn rất hâm. Làm founder của startup tức là bạn sẽ làm việc không lương trong một thời gian rất dài, và nguy cơ trắng tay là 99%. Nếu không có tiền thì bạn cạp đất để sống chăng? Hay hít không khí cho no?

Phần lớn những bạn làm startup tôi có dịp nói chuyện đều rất mông lung. Muốn bán cơm sườn thì phải có cơm và có sườn. Lúc bạn mới bắt đầu, ai thèm quan tâm đến cái logo của tiệm cơm sườn nhà bạn đẹp hay xấu? Họ chỉ quan tâm đến cơm và sườn có ngon hay không thôi. Chẳng hạn như Cơm tấm Bụi, logo dùng font VNI-Thuphap, nhưng món cơm sườn nướng muối ớt ở đây là vô đối. Dùng VNI-Thuphap chứ có dùng Comic Sans tôi vẫn sẽ ăn cơm tấm Bụi hàng ngày.

Đã làm startup thì phải làm tech startup? Sách nào bảo bạn thế? Nếu thích cắm hoa, hãy mở cửa hàng hoa. Nếu thích chế tạo đồ chơi, hãy chế tạo đồ chơi. Nếu thích làm phim, hãy làm một bộ phim độc lập tuyệt vời. Vì sao bạn làm startup? Để bán công ty và trở nên giàu có ư? Nếu bạn nghĩ thế, xin bạn đừng đọc tiếp. Chúng ta không cùng hệ tư tưởng. Nếu được lựa chọn, tôi sẽ làm cái tôi đang làm với Nhộng đến hết đời và sẽ không đổi thương hiệu của mình dù để đút túi tất cả tiền bạc trên thế gian này. Tôi bắt đầu Nhộng vì tôi yêu nó, vì dù có được trả tiền để làm nó hay không, tôi vẫn sẽ làm, làm đến chết thì thôi. Nếu bạn cũng có thái độ như thế với ý tưởng khởi nghiệp của mình, thì một ngày nào đó tôi xin mời bạn cà phê.

Tôi từng nhúng bàn chân run rẩy của mình vào làn nước lạnh giá có tên gọi là “tech startup”. Và sau đó đã phải rút vội ngay lại. Tất cả những thứ gọi là tech startup ở nước ta, ngay cả những cái nổi đình nổi đám, được đầu tư hàng triệu triệu đô v.v… đa số là những thứ có thì hay mà chả có thì cũng chả chết thằng Tây nào, thậm chí chỉ tổ tốn tài nguyên mạng. Hoặc là chúng nhạt thật, hoặc là chúng cũng đậm đà ngon lành phết nhưng không biết cách truyền đạt tới người dùng của mình. Dù lý do có là gì đi chăng nữa, thì với tôi chúng là những thứ vô thưởng vô phạt.

Startup không dành cho mọi người. Nghe thì có hơi hướm phân biệt chủng tộc, nhưng tôi tin có một số kiểu người nhất định để làm startup. Và tuýp người này không chiếm đa số. Họ làm startup vì đơn giản là không thể làm được cái gì khác. Tôi từng làm trong những tập đoàn đa quốc gia lớn, và giờ đây, sau hơn một năm ra làm riêng, chỉ nghĩ đến việc phải quay lại chốn ấy thôi cũng đủ làm tôi lộn mửa. Xin đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không có ý đả kích những người làm cho các công ty, tập đoàn lớn. Nhưng não bộ của tôi không được kết nối để làm việc này. Chỉ cần ngửi cái mùi thang máy của toà nhà nơi tôi từng làm việc thôi cũng đủ khiến tôi phát ốm rồi. Do đó cho nên, nếu sau một thời gian làm startup mà bạn cảm thấy không ổn, đừng lấy đó làm mặc cảm và cứ quay lại với công việc được trả lương tháng của mình. Bạn sẽ hạnh phúc hơn, sống vui vẻ hơn, ít lo lắng hơn, cả những người thân của bạn cũng vậy.

Một lời khuyên cuối cùng dành cho các bạn sinh viên muốn làm startup: Không phải là bất khả, nhưng 99,99% là bạn sẽ chết. Hệ thống giáo dục của ta ở tất cả các bậc là vô cùng lạc hậu, và thương trường, cuộc đời thật, chính là những người thầy tốt nhất. Những kinh nghiệm tích luỹ được trong khoảng thời gian đi làm công cho người khác sẽ giúp bạn rất nhiều, và trong một số trường hợp sẽ cứu sống cơ đồ của bạn. Do đó, đừng sốt ruột. Startup là một cuộc chơi đường dài đầy khó khăn và chỉ những con ngựa khoẻ nhất, hay nhất mới về đến đích.

Chúc bạn may mắn!

Bài Viết Được Đăng Tại: Phong ba bão táp không bằng Startup Việt Nam

Tính Khả Thi Của ý Tưởng Kinh Doanh

Khi có một ý tưởng hay về sản phẩm hay dịch vụ mới và muốn đưa ra ứng dụng, chủ doanh nghiệp cần xem xét tính khả thi của nó ở tất cả các khía cạnh. Có nhiều ý tưởng mới mẻ, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp nhưng lại bị thất bại ngay khi thử nghiệm trên thị trường. Ngược lại, cũng có những ý tưởng không mới mẻ nhưng vẫn có thể mang lại nhiều thành công. Cái chốt của vấn đề nằm ở tính khả thi của ý tưởng. Có thể xác định được tính khả thi của một ý tưởng bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Ý tưởng có giá trị xã hội không?
Một ý tưởng kinh doanh đúng nghĩa phải có giá trị. Ý tưởng phải đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ có ích, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng sống của họ. Nếu ý tưởng đưa ra chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cho một cá nhân, phục vụ cho tổ chức nào đó thì ý tưởng đó chẳng có giá trị về mặt xã hội và sẽ nhanh chóng thất bại.
Ý tưởng có tính thuyết phục không?
Một ý tưởng chỉ có thể trở thành ý tưởng kinh doanh khả thi khi nó thuyết phục và hấp dẫn được nhà đầu tư để họ sẵn sàng bỏ tiền vào sản phẩm hay dịch vụ mà nó đem lại. Không cần đến một kế hoạch kinh doanh dày cộp để trình bày ý tưởng đó có giá trị như thế nào, độc đáo đến đâu, mà chỉ cần một cuộc đối thoại ngắn với nhà đầu tư thật sự quan tâm. Nếu người sở hữu ý tưởng không chứng minh được sản phẩm (hay dịch vụ) từ ý tưởng ấy tuyệt vời thế nào thì khách hàng càng không thể hiểu rõ. Có người rất say mê với ý tưởng của mình và quá đề cao sự mới mẻ của nó mà không hề biết rằng ý tưởng ấy đã tồn tại và đã thất bại.
Có thị trường cho ý tưởng không?
Để trả lời cho câu hỏi này, phải thực hiện khảo sát và nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận. Thị trường đang dư thừa cái gì, thiếu cái gì, còn khoảng trống nào cho mình không. Nếu không có chuyên môn, nên thuê chuyên gia tư vấn thực hiện công việc này một cách chuyên nghiệp nhằm giảm rủi ro ở mức tối thiểu. Một điều quan trọng nữa là các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường chẳng mấy quan tâm đến tiềm năng phát triển sản phẩm (hay dịch vụ), mà xem xét ngay đến lợi nhuận có thể thu được. Một sản phẩm (hay dịch vụ) không mang lại lợi nhuận nghĩa là nó không có đất sống, không có gì để kỳ vọng cả.
Điểm mạnh và yếu của ý tưởng?
Xem xét hai mặt của một vấn đề luôn giúp ta có cái nhìn tỉnh táo hơn. Mọi ý tưởng dù tầm thường hay vĩ đại đều có thế mạnh và thế yếu, đều có tỷ lệ thành công hoặc thất bại như nhau khi đưa vào thực hiện. Ý tưởng có thể đưa ra một sản phẩm (hay dịch vụ) độc đáo nhưng thị trường lại không có nhu cầu hoặc nó không phù hợp với văn hóa truyền thống thì sao?
Sẵn sàng hy sinh đến đâu cho ý tưởng?
Cuối cùng, khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng, người ta thường dành hết thời gian cho công việc mà bỏ quên cuộc sống riêng tư. Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo đến đâu cũng khó thành công mỹ mãn nếu người thực hiện theo đuổi nó một cách thái quá. Hãy kết hợp các mục tiêu kinh doanh và cả nhu cầu của đời sống cá nhân vào kế hoạch kinh doanh. Đó chính là động lực lớn nhất để nỗ lực thực thi ý tưởng, nhằm đạt cho được mục tiêu đã đề ra.